Tặng ngay mã giảm giá 50K khi quan tâm © Zalo OA. Áp dụng cho đơn hàng từ 300K.

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Thanh toán

Bã cà phê có công dụng gì? Hướng dẫn cách bảo quản bã cà phê

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bã cà phê sau khi được chắt lọc lấy phần nước cà phê nguyên chất thì không còn chất dinh dưỡng gì nữa và thường sẽ đổ đi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bã cà phê mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời và hữu ích trong cuộc sống như làm phân bón cho cây xanh, khử mùi hôi, làm đẹp da, tẩy tế bào chất,... vô cùng hiệu quả. Bài viết dưới đây Tine sẽ mang thông tin chi tiết đến bạn đọc về công dụng của bã cà phê và hướng dẫn cách bảo quản bã cà phê được tốt nhất, hãy tham khảo ngay nhé! 

Bã cafe là gì?

Bã cafe là gì?

Bã cà phê chính là phần bã còn lại của bộ cà phê sau khi pha với nước nóng và đã được chắt lấy hết phần nước cà phê nguyên chất.

Tùy vào từng loại cà phê (cà phê Arabica, Robusta hoặc những loại ít phổ biến khác)

mà sẽ cho ra các bã cà phê màu nâu khác nhau như màu nâu đen, vàng hay nâu sữa.  

Bạn quan tâm:

Các công dụng nổi bật của bã cà phê

Bã cafe xua đuổi con trùng

Bã cafe xua đuổi con trùng

Trong bã cà phê có chứa hợp chất caffeine và diterpene có thể giúp tiêu diệt được hết côn trùng và sâu bọ gây hại. Do đó, bã cà phê có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc ngăn chặn muỗi, bọ cánh cứng hay một số loài gây hại khác 

Diệt bọ chét cho vật nuôi

Một mẹo giúp đem đến hiệu quả bất ngờ trong việc điều trị rận cho thú cưng của bạn là sử dụng bã cà phê. Phương pháp này không chỉ không gây hại đến sức khỏe vật nuôi, mà còn giúp lông thú cưng có mùi dịu nhẹ và mượt mà nữa đấy. Nếu bạn chải lông cho chúng và kết hợp với bã cà phê thường xuyên, đều đặn hàng ngày thì trong một thời gian, các loại ký sinh trên người thú cưng sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng và triệt để.

Bã cà phê làm phân bón tốt cho cây

Bã cà phê làm phân bón tốt cho cây

Bã cafe được xem là hợp chất có chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thực vật. Nếu bạn đổ chúng vào chậu cây hay đổ ra vườn, nó sẽ có chức năng như một loại phân bón tự nhiên cho cây, không gây mùi khó chịu.

Bã cà phê xóa tan mùi hôi

Bã cà phê xóa tan mùi hôi

Khử mùi từ tủ lạnh: Nếu bạn cho bã cà phê vào một cái chén, bát rồi để trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sẽ giúp khử mùi từ thực phẩm bị hư hỏng hoặc thực phẩm có nhiều mùi thơm.

Giúp lọc khí và thông thoáng phòng: Hãy để bã cà phê cất trong một chiếc tất cũ rồi buộc chúng lại và treo ở một nơi nào đó để không khí trong phòng được thông thoáng hơn.

Khử mùi hôi trên các vật dụng cần thiết: Cho bã cà phê vào một cái túi rồi buộc chúng lại và đặt vào  trong giày, túi tập thể dục, ngăn kéo phòng ngủ hay dưới gầm ghế xe hơi hoặc bất cứ nơi nào khác cần khử mùi.

Dùng khử mùi hôi tay: Bạn thậm chí có thể để túi bã cà phê ở bồn rửa chén và sử dụng chúng để chà tay sau khi cắt tỏi hoặc hành sẽ giúp khử mùi hôi cực tốt.

Làm chất tẩy rửa tự nhiên

Bã cà phê có thể giúp bạn loại bỏ được các vết ố trên các bề mặt khó sạch do đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Vì thế, bạn có thể sử dụng bã cà phê như một chất tẩy rửa tự nhiên để thay cho các chất tẩy rửa bằng hóa chất.

Bạn rắc vừa đủ bã cà phê rồi cho trực tiếp lên các dụng cụ nhà bếp để làm sạch và cọ rửa các vết ố bị dính trên lò vi sóng, vỉ nướng, nồi, tô, muỗng…

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không nên chà cà phê lên các vật liệu bằng xốp vì chúng làm gây ra những vết bẩn màu nâu và làm hư vật dụng.

Giảm tình trạng sần da cam bằng bã cà phê

Giảm tình trạng sần da cam bằng bã cà phê

Sần da cam là hiện tượng mô mỡ tích tụ dưới da bị phình ra (thường ở vùng mông và đùi) khiến da không được bằng phẳng và sần sùi. Nhưng nhờ chứa caffeine có trong bã cà phê mà nó có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bị sần da cam bằng cách trộn bã cà phê với nước hoặc dầu dừa và thoa lên vùng da bị sần trong 10 phút và áp dụng 2 lần mỗi tuần.

Bã cà phê làm chất xúc tác kích thích mọc tóc nhanh

Bã cà phê giúp cho da đầu của bạn loại bỏ tế bào da chết, đồng thời giúp làm tăng lưu lượng máu trên da đầu để tóc mọc nhanh và khỏe.  Do đó, trước khi gội đầu, bạn hãy lấy một nắm bã cà phê rồi massage da đầu và tóc trong vài phút rồi sau đó rửa sạch lại như bình thường (nên tẩy tế bào chết cho da đầu 1 – 2 lần/tuần)

Bã cafe giúp che đi vết trầy trên đồ làm bằng gỗ

Bã cafe giúp che đi vết trầy trên đồ làm bằng gỗ

Đồ nội thất làm bằng gỗ thường rất dễ bị trầy xước. Tuy nhiên, tác dụng của bã cà phê có thể giúp làm che đi những vết trầy xước trên đồ gỗ. Cách làm này vô cùng đơn giản:  Tạo một hỗn hợp với bã cà phê và nước rồi dùng tăm bông cho hỗn hợp lên vết trầy xước và để yên trong vòng 5 – 10 phút rồi lau lại bằng khăn mềm.

Chăm sóc da và làm đẹp bằng bã cafe

Các hạt thô trong bã cà phê được hoạt động như một chất tẩy tế bào chết giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, làm sạch sâu cho da và tăng cường sức khỏe tổng thể cho làn da. Không những thế, bã cà phê còn giúp bạn giảm thâm quầng và lão hóa ở da mắt do hàm lượng chất chống oxy hóa và caffeine rất cao. Thêm vào đó, cà phê cũng giúp kích thích máu lưu thông quanh mắt và chống lại các gốc tự do để mắt bớt thâm quầng và xuất hiện các nếp nhăn.

Nhuộm tóc nâu với bã cafe

Nhuộm tóc nâu với bã cafe

Nếu bạn không muốn gặp các tác hại từ thuốc nhuộm tóc khiến tóc bị xơ rối hay thậm chí là còn khiến bạn bị ung thư da đầu  thì có thể sử dụng bã cà phê để nhuộm tóc.

Cách nhuộm này được thực hiện như sau: Cho bã cà phê vào 400 – 500ml nước sôi rồi thêm dầu xả vào trộn đều. Chờ cho hỗn hợp nguội lại, bạn thoa đều hỗn hợp lên tóc, từ chân cho đến ngọn tóc. Hãy massage da đầu trong vòng 2 phút rồi chụp mũ tắm lại, chờ trong tầm 1 tiếng rồi gội sạch đầu lại bằng nước lạnh. Lưu ý, không nên để lâu hơn thời gian trên để tránh cho tóc bị khô bạn nhé! 

Làm mềm thịt bằng bã cafe

Bã cà phê không chỉ giúp làm mềm thịt mà còn giúp gia tăng hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn hơn nhờ có chứa enzyme và axit tự nhiên. Bạn chỉ cần ướp bã cà phê lên thịt trong 2 giờ trước khi chiên, xào. Khi thịt chín, nó sẽ tạo thành lớp vỏ đen và giòn cũng như cho hương vị thơm ngon hơn. Bạn cũng có thể sử dụng bã cà phê để ướp thịt và bỏ vào tủ lạnh với thời gian tối đa là 24 giờ trước khi nấu.

Hướng dẫn bảo quản bã cà phê

Hướng dẫn bảo quản bã cà phê

Cách bảo quản ướt

Cà phê sau khi pha xong và đã chắt lấy phần nước cà phê nguyên chất thì phần bã còn lại bạn nên giữ nguyên hiện trạng và không nên rửa qua chúng với nước. Vì làm như vậy bã cà phê sẽ bị trôi hết các tinh chất có lợi đó. 

Tiếp theo, bạn cho vào túi nilong, túi zip hay là hũ thủy tinh rồi đậy kín và bảo quản ở nơi thoáng mát có nhiệt độ ổn định như góc nhà tắm chẳng hạn. Hoặc nếu trời quá nóng thì có thể cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách bảo quản khô

Cách 1: Phơi ngoài nắng

Bạn có thể phơi bã cà phê ngoài nắng để bảo quản bằng cách như sau:

  • Cho bã cà phê lên khay có lót giấy báo và dàn đều sao cho lớp bã cà phê dày khoảng 5 đến 7cm.

  • Đặt khay ngoài trời nắng ở nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời và phơi từ 2 đến 3 ngày là được.

Cách 2: Sấy khô bằng lò nướng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sấy khô bã cà phê bằng lò nướng theo cách:

  • Cho bã cà phê vào khay và dàn đều lớp bã cà phê dày khoảng 5 - 7cm.

  • Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ từ 90 - 100 độ C, sau đó cho khay vào.

  • Sau 20 phút, xới đều phần bã cà phê để giúp nhiệt được phân bố đều hơn.

  • Tiếp tục sấy, kiểm tra và xới đều bã cà phê cứ 20 phút/ lần cho đến khi khô hoàn toàn thì hãy cho vào hũ và bảo quản.

Bã cafe thường để được bao lâu?

Bã cafe thường để được bao lâu?

Thật ra chúng ta không thể khẳng định được chính xác bã cà phê có thể bảo quản trong thời gian bao lâu. Bởi vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản của mỗi người. Thông thường, nếu bã cà phê được bảo quản trong môi trường tốt như ở những nơi thoáng mát hay trong ngăn mát của tủ lạnh thì nó sẽ để được từ 2 - 3 tháng.

Trên đây là bài viết chia sẻ về công dụng hiệu quả mà bã cà phê mang lại cũng như hướng dẫn cách bảo quản bã cà phê tốt nhất. Hy vọng các bạn có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ tuyệt vời này để ứng dụng thành công vào trong cuộc sống. 

>>Xem thêm: cafe pha phin, cà phê phin giấy

← Cà phê hòa tan là gì? Hiểu đúng khi uống cà phê hòa tan Macchiato là gì? Giải mã cách pha Macchiato chuẩn Ý →