Tặng ngay mã giảm giá 50K khi quan tâm © Zalo OA. Áp dụng cho đơn hàng từ 300K.

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Thanh toán

Các loại cà phê Arabica Việt Nam và những vùng trồng Arabica ngon nhất

Nếu là một tín đồ của cà phê, chắc hẳn bạn đã từng bị hấp dẫn bởi hương thơm nồng nàn cùng vị chua ngọt quyến rũ của cà phê Arabica. Cùng một loại hạt giống nhưng mỗi vùng đất lại ươm mầm hương vị cà phê theo những cách riêng mà phải tinh tế cảm nhận, bạn mới nhận ra được sự khác biệt thú vị này. Vậy có bao nhiêu loại cà phê Arabica Việt Nam cũng như những vùng trồng Arabica ngon nhất là ở đâu? Hãy cùng Tine Cafe tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Có bao nhiêu loại cà phê Arabica được trồng ở Việt Nam?

Cà phê Arabica là loại cà phê chất lượng tốt luôn được đánh giá cao cả về hương vị lẫn giá trị kinh tế. Tuy nhiên đây lại là loại cây khó trồng và canh tác, bởi sức sống chống chịu kém, dễ bị sâu bệnh nên yêu cầu quá trình chăm sóc cần khắt khe, thường xuyên kiểm tra. Có 4 loại cà phê Arabica được trồng ở Việt Nam bao gồm: Cà phê Bourbon, Typica, Mocha và Catimor.

Điểm khác biệt giữa 3 vùng canh tác ở Việt Nam

Đặc điểm của các loại cà phê Arabica tại Việt Nam

Typica

Cây cà phê Typica thường được trồng ở những vùng địa hình cho độ cao lý tưởng từ 1500m trở lên so với mực nước biển. Đây là giống cây cho khả năng chống chịu sâu bệnh kém nên yêu cầu kỹ thuật canh tác - chăm sóc phải cẩn thận, khí hậu và thổ nhưỡng phải thuận lợi suốt quanh năm thì cây mới có thể sinh trưởng tươi tốt. Chính vì những lý do này mà cà phê Typica cho ra năng suất rất thấp nhưng hạt lại rất chất lượng nên giá bán cà phê Typica rất cao. 

Cà phê Typica chứa nhiều acid malic nên cho vị chua của trái cây cộng hưởng với vị đắng nhẹ và ngọt ngào nơi hậu vị - tất cả đã tạo nên một bức tranh hương vị hài hòa và đặc biệt đến khó quên. 

Bourbon 

Bourbon là một biến thế tự nhiên của cà phê Typica, xuất hiện lần đầu tại Việt Nam vào năm 1875 khi người Pháp mang loại cà phê này đến canh tác. Cà phê Bourbon không chỉ được người dùng và giới chuyên gia đánh giá cao về chất lượng mà nó còn mang hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn vào đâu được với sự ngọt ngào beo béo kết hợp cùng độ chua thanh, hơi có vị đắng nhẹ. Mặc dù là giống loại cafe chất lượng nhưng chúng không được trồng phổ biến nhiều bởi dễ sâu bệnh, khó chăm sóc, sức chống chịu còn kém hơn cả Typica. Vì vậy mà hiện nay loại cà phê này chỉ được một số ít chủ vườn giữ lại và trồng xen kẽ cùng với các giống cây cà phê Arabica Việt Nam khác. Chính vì sự hiếm trồng này mà giá trị của cà phê Bourbon được đẩy cao lên đầu tại thị trường cafe trong nước. 

Catimor

Catimor là giống cà phê cho sức sống mạnh mẽ nhất so với 3 loại cà phê kể trên. Đây là giống cà phê được nhân tạo và lai chéo giữa giống cà phê Timor và Caturra nên cho khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, sinh trưởng vượt trội. Cà phê Catimor cho suất thu hoạch cao với chất lượng thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Hương vị của Catimor được cân bằng hoàn hảo giữa vị chua thanh của giống Timor kết hợp với vị ngọt ngào của Caturra, không quá đắng ngắt như những giống cà phê thuần chủng khiến ai lần đầu “chạm môi thưởng thức” sẽ khó lòng mà cưỡng lại ngay được. 

Mocha

Mocha còn có tên gọi khác là Moka - giống cà phê đột biến lùn từ cafe Bourbon. Cũng giống như Bourbon và Typica, Mocha là loài cây rất khó trồng, chỉ có thể sinh trưởng tốt ở độ cao từ 1500m trở lên cùng điều kiện khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ. Hạt Mocha thường tròn và nhỏ, chứ không dài và dẹt. Thân cây có màu xám nhạt và có phần èo uột hơn so với những giống khác do mang nhiều đặc tính khó chăm, nên năng suất thu hoạch rất thấp. Khi chín, quả cà phê Mocha cho màu đỏ cà chua hoặc đỏ đậm.

Ở Việt Nam, cây cà phê Mocha rất hiếm trồng và chỉ được trồng ở vùng Cầu Đất (Lâm Đồng). Bởi nơi đây cho lượng mưa nhiều, độ cao phù hợp và đặc biệt là đất đỏ bazan nên cây sinh trưởng cực kỳ tốt. Hạt cafe Mocha thu được sẽ cho hương vị chua nổi bật của trái cây kết hợp cùng vị đắng nhẹ, vị béo vừa phải, chắc chắn sẽ khiến cho mọi tín đồ sành điệu cà phê đều phải “đổ gục” ngay lần đầu tiên. 

3 khu vực canh tác cà phê Arabica Việt Nam nổi tiếng

3 khu vực canh tác cà phê Arabica Việt Nam nổi tiếng

Cầu Đất, Đà Lạt - Thiên đường gọi tên của các loại cà phê Arabica Việt Nam

Khi nhắc đến những vùng đất trồng cà phê ở nước ta, người ta sẽ nghĩ ngay đến Tây Nguyên - nơi may mắn được tạo hóa ban tặng cho diện tích đất đỏ bazan màu mỡ.

Ở Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đà Lạt, cà phê được trồng ở các huyện ngoại thành như: Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng,.. được đánh giá là có giá trị cao nhất tại Việt Nam. Vùng đất này từ lâu đã được coi là “thiên đường” của cà phê Arabica khi cho những “chỉ số vàng” như: Độ cao 1500m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ cao nhất trong năm không quá 33 ℃ và thấp nhất không quá 5 ℃. 

 Khe Sanh, Quảng Trị - Nơi cho hương vị cà phê Arabica lắng đọng đến khó quên

Khu vực Trung Bộ ở nước ta cũng rất thích hợp để canh tác các loại cà phê Arabica nhất là ở Khe Sanh (Quảng Trị), đặc biệt là giống Catimor với hương vị quyến rũ ngất ngây. Mặc dù đất đỏ giàu dưỡng chất cùng thảm thực vật phong phú nhưng nơi đây lại chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ nên sản lượng cà phê mang lại không thể sánh bằng với ở khu vực Tây Nguyên được. Tuy nhiên nơi đây cũng góp phần tạo nên sự đa dạng về hương sắc và mùi vị đặc biệt cho cà phê Arabica của Việt Nam.

Chiềng Ban Sơn La - Nơi có lịch sử trồng cà phê Arabica trăm năm của Việt Nam

Do Sơn La là tỉnh nằm ở vùng núi phía Bắc, chịu khí hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cùng lượng mưa lớn đã tạo lợi thế giúp cho cây cà phê Arabica được sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Tuy cà phê không được trồng ở vùng đất đỏ bazan cùng với độ cao lý tưởng nhưng Sơn la lại sở hữu loại đất đỏ vàng thích hợp với cà phê như: Fk, Fs, Fv,... Cùng với đó, việc nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc nên cây cà Phê Arabica cho sức sống vô cùng mãnh liệt, nhiều cây cà phê còn cho tuổi thọ lên đến vài chục năm tuổi.

Điểm khác biệt giữa 3 vùng canh tác ở Việt Nam

Điểm khác biệt giữa 3 vùng canh tác ở Việt Nam

 

Cầu Đất

Khe Sanh

Chiềng Ban

Hương vị 

Có vị chua nhẹ của trái cây cùng hương vị thơm nồng mùi mật ong và siro

Vị chua đặc biệt cùng hương thơm lắng đọng 

Vị chua thanh và đắng nhẹ 

Độ cao 

Được trồng ở độ cao hơn 1500m 

Được trồng ở độ cao khoảng 700m 

Được trồng ở độ cao 700m - 1000m

Đặc điểm khu vực 

  • Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 5℃ - 33 ℃.

  • Khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm.

  • Đất đỏ bazan màu mỡ.

  • Trồng tại vùng giao thoa giữa Đông - Tây Trường Sơn.

  • Khí hậu ôn hòa, lý tưởng để trồng cà phê.

  • Nhiệt độ trung bình là 22℃.

  • Đất đỏ giàu dưỡng chất cùng thảm thực vật phong phú.

  • Nằm trong khoảng 21 độ đến 22 vĩ độ Bắc. 

  • Đất đỏ vàng giàu dinh dưỡng. 

  • Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc với lượng mưa lớn cùng mùa khô rõ rệt. 

Diện tích trồng (ha)

Khoảng 20000 (chiếm khoảng ⅔ diện tích trồng cà phê Arabica trên cả nước) 

Khoảng 1500 

Khoảng 5000

Loại cà phê được trồng chủ yếu

Cả 4 loại: Typica, Bourbon, Mocha và Catimor 

Catimor 

Catimor 

Trên đây là bài viết giới thiệu về các loại cà phê Arabica Việt Nam cũng như những vùng canh tác Arabica ngon nhất mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả. Hy vọng bài viết mang thông tin hữu ích đến bạn, và nếu có cơ hội thì đừng chần chừ thử ngay các loại cà phê Arabica để cảm nhận được hương vị cũng như đặc trưng riêng của chúng khi được ươm trồng ở mỗi vùng khác nhau bạn nhé!

Có thể bạn chưa biết, Việt Nam đã vượt mặt nhiều nước như Columbia, Indonesia, Ethiopia trở thành nước đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê (chỉ xếp sau Brazil). Mặc dù nước ta chủ yếu sản xuất giống cà phê Robusta là chính. Nhưng không thể phủ nhận được chất lượng của cà phê Arabica Việt Nam khi mà chúng đã trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến từ các nước trên thế giới. Cụ thể phải kể đến cà phê Arabica Cầu Đất. Hãy theo dõi Tine Cafe để biết thêm chi tiết về các loại cà phê tại Việt Nam trong các bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: Cà phê Brazil

← Tìm hiểu về cà phê Cầu Đất - Đà Lạt nổi tiếng nhất Việt Nam Cà phê Colombia - "Trái tim cà phê" của vùng đất Nam Mỹ →