Tặng ngay mã giảm giá 50K khi quan tâm © Zalo OA. Áp dụng cho đơn hàng từ 300K.

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Thanh toán

Cà phê chồn là gì? Cà phê chồn có giá bao nhiêu

Cà phê chồn được xem là một trong những loại cà phê thượng hạng được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tuyệt đỉnh mà nó mang đến cũng như sự độc đáo trong cách chế biến. Bài viết dưới đây hãy cùng Tine tìm hiểu rõ hơn về cà phê chồn là gì cũng như giá bán của cà phê chồn hiện nay sao lại đắt đến vậy!  

Cà phê chồn là gì? Nguồn gốc của cà phê chồn?

Cà phê chồn là gì? Nguồn gốc của cà phê chồn?

Khái niệm về cà phê chồn

Cà phê chồn là một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào top đầu danh sách các loại đồ uống độc đáo nhất trên thế giới. Hương vị của hạt cà phê được biến đổi nhờ trải qua quá trình tiêu hóa hạt trong dạ dày của loài chồn, nhất là sự tác động của enzyme làm biến đổi các thành phần vốn có trong hạt cà phê.

Nếu bạn là người sành về việc thưởng thức các loại cà phê, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương cà phê chồn tựa như mùi khói nhưng thoang thoảng hương vị socola, ít chua và dễ chịu.

Nguồn gốc cà phê chồn 

Cà phê chồn được phát hiện vào khoảng đầu thế kỷ 18 trong thời kỳ Indonesia vẫn còn là thuộc địa của Hà Lan. Thời ấy, nông dân Bali (Indonesia) bị cấm thu hoạch cà phê cho nhu cầu cá nhân, hệ quả là cà phê rơi rụng đầy đường. Sau đó, người ta nhận thấy những con chồn hương khi ăn cà phê xong sẽ không tiêu hóa được, và nếu lấy hạt này đi chế biến sẽ tạo ra một loại đồ uống vô cùng độc đáo và thơm ngon hơn hẳn cà phê bình thường.

Cà phê chồn có tên gọi tiếng Anh là Kopi Luwak, trong đó “Kopi” mang nghĩa là cà phê theo ngôn Indonesia, còn từ “Luwak” là tên của một vùng thuộc đảo Java và đồng thời cũng là tên của một loài chồn sống tại đảo ấy.

Có thể tìm hiểu thêm về cà phê Robusta được trồng ở đâu?

Cà phê chồn giá bao nhiêu?

Cà phê chồn giá bao nhiêu?

Cà phê chồn của Indonesia được đánh giá ngon nhất với giá thành khá cao, mỗi năm có khoảng 200kg cà phê chồn Indonesia được xuất khẩu trên thị trường thế giới. Ngoài ra, số lượng sản xuất loại cà phê này ở các nước khác cũng rất hạn chế. Chẳng hạn như tại Việt Nam, cà phê chồn chỉ được sản xuất tại vùng Tây Nguyên với quy trình áp dụng như ở Indonesia. 

Hiện nay có 2 loại chồn trên thị trường là: cà phê chồn nguyên chất và cà phê hương chồn. Cà phê chồn có mức giá rất cao lên đến hàng chục triệu đồng cho một ký, còn cà phê hương chồn được bán rẻ với vài trăm nghìn nên bạn có thể dễ dàng mua được. Sự chênh lệch về giá cả này là bởi cà phê hương chồn không phải là hạt nguyên chất mà chỉ có hương thơm và được trộn thêm một số phụ gia khác. 

Bạn có thể tham khảo giá bán cà phê chồn của một số thương hiệu sau đây:

  • Cà phê chồn Weasel cao cấp có mức giá khoảng 17 triệu đồng/hộp 250gr. 

  • Cà phê chồn Robusta gói 250g ram: 2.500.000 đồng.

  • Cà phê chồn Arabica gói 250gram: 3.250.000 đồng.

  • Cà phê chồn Legend Trung Nguyên có giá 880 nghìn đồng/hộp 225gr. 

  • Cà phê chồn Mocha Legend có giá bán 800 nghìn đồng/hộp 51gr.

  • Cà phê chồn tự nhiên có giá tầm 4.7 triệu đồng/hộp 125gr.

Tại Việt Nam, bạn có thể thưởng thức cà phê chồn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Lạt,… với giá 250.000 đồng/ly. Ở các nước khác trên thế giới, giá cà phê chồn sẽ dao động từ thường dao động từ 35 USD - 100 USD/1 ly

Tại sao cafe chồn lại có giá đắt đỏ?

Cà phê chồn chỉ cho sản lượng ít

Cà phê chồn chỉ cho sản lượng ít

Loài chồn chỉ sinh sống ở một số nơi trên thế giới nên chỉ có một số quốc gia mới có thể sản xuất được cà phê chồn độc đáo này như: Indonesia, Ethiopia, Việt Nam, … Do đó, sản lượng cà phê chồn cũng rất hạn chế, ngay cả thương hiệu cà phê chồn của Indonesia, mỗi năm cũng chỉ cho sản lượng từ 200kg– 300kg.

Chồn chỉ chọn hạt cà phê ngon nhất

Chồn hương là giống loài khá kén ăn nên chúng chỉ chọn ăn những trái cà phê ngon nhất ở trên cây, phải chín mọng, không sâu bệnh và không có nhựa bám bên ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa là chồn sẽ trở thành những “nhà chuyên gia” trong việc thẩm định chất lượng hạt cà phê. 

Hương vị cà phê chồn vô cùng độc đáo và thơm ngon khó cà phê nào sánh được 

Hương vị cà phê chồn vô cùng độc đáo và thơm ngon khó cà phê nào sánh được

Cà phê chồn cho hương vị dịu nhẹ, không đắng ngắt nhưng lại gây ấn tượng mạnh. Khi thưởng thức cà phê chồn bạn sẽ cảm nhận được ở hậu vị là dư vị ngọt ngào, đê mê. Cách thưởng thức cà phê chồn chuẩn vị nhất vẫn là uống không đường, không đá với một ly nước lọc. Nó sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm mùi hương đặc trưng khó có loại cà phê nào có thể sánh kịp, các giác quan sẽ bị đánh thức bởi hương thơm thanh nhẹ, ngọt ngào và lưu luyến. Nếu để ý, bạn sẽ thấy, hương thơm của cà phê chồn sẽ chia ra nhiều tầng hương. Tầng đầu tiên là mùi hoa quả chín còn tầng thứ hai là sự hòa quyện giữa mùi cà phê cùng chocolate và mạch nha. Chính hương vị đặc biệt này đã khiến cho cà phê chồn luôn để lại dấu ấn sâu đậm nhất và không thể nào quên được sau khi uống. 

Cách pha cafe chồn thơm ngon

Cách pha cafe chồn thơm ngon

Bước 1: Tráng phin cà phê qua nước sôi, cho 20gr bột cà phê chồn vào trong phin rồi lắc nhẹ để cà phê dàn đều, dùng nắp gài nén nhẹ. Sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ dưới đáy thân phin để hạn chế hạt cà phê chồn lọt vào ly.

Bước 2: Rót 20ml – 25ml nước sôi vào phin, đậy nắp lại rồi đợi tầm 1 phút cho bột cà phê ngấm nước. Sau đó mở nắp phin và rót tiếp vào khoảng 40ml – 45ml nước sôi. Lưu ý, bạn nên rót nước ngay tâm phim với tốc độ từ từ, chậm rãi để nước chảy đều xuống bột cà phê trong phin.

Bước 3: Đợi khoảng 2 phút cho cà phê chiết xuất hết xuống tách. Cuối cùng, thêm đường và đá tùy thích vào cà phê chồn rồi thưởng thức.

>> Tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về thời gian, dụng cụ, nhiệt độ bảo quản cà phê

>> Xem thêm: review cà phê pha phin , cà phê hạt Kenya

Những lưu ý khi sản xuất cà phê chồn

Những lưu ý khi sản xuất cà phê chồn

Cà phê chồn là loại cà phê ngon và có giá đắt đỏ, tuy nhiên sản lượng cho ra cà phê chồn chỉ ở mức thấp. Vì mục đích lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất đã không ngừng săn bắt bừa bãi những con chồn hương hoang dã và nuôi nhân tạo nhằm thúc đẩy chúng sản xuất phân nhiều để thu được hạt cà phê chồn nhiều hơn. Chồn là loài vật ưa sống tự do, hoang dã, nếu như bắt nhốt chúng vào một cái lồng nhỏ hẹp thì chúng sẽ trở nên cáu gắt hơn và thậm chí sẽ không ăn uống dẫn đến bệnh và chết. Chính vì điều này, để bảo vệ động vật hoang dã các bạn nên hạn chế sử dụng loại cà phê chồn vì đây cũng là cách góp phần bảo vệ môi trường sống được tốt hơn. 

Vậy quy trình sản xuất ra loại cà phê thượng hạng này được diễn ra như thế nào thì hãy tham khảo ngay dưới đây nhé! 

Bước 1: Đầu tiên, những hạt cà phê chín mọng sẽ được mang cho chồn hương ăn. Chồn hương sẽ chỉ chọn ăn những quả cà phê ngon nhất trong những trái chín được mang vào và sẽ tiêu thụ khoảng 20% lượng hạt cà phê đó. 

Bước 2: Sau 3-4 giờ tiêu hóa trong dạ dày chồn, những hạt cà phê đó sẽ theo ra cùng với phân của chồn. Lúc này, người thu gom phân chồn sẽ bảo quản kỹ trong vòng 24 giờ để tránh những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài.

Bước 3: Sau đó, phân chồn sẽ được mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Đợi đến khi khô thì người ta sẽ tách hạt cà phê ra khỏi phân chồn rồi chà nhẹ để vỏ thóc bong tróc.

Bước 4: Tiếp đến, hạt cà phê lần lượt được ngâm, chà và xối sạch dưới vòi nước mạnh để loại bỏ hết được vỏ lụa, chất bẩn. Sau đó, lại được đem phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp. Đến đây, thành phẩm thu được sẽ là những hạt cà phê cứng và có màu xanh nhạt.

Bước 5: Cuối cùng, cà phê sẽ được mang đi rang thủ công để giữ được hương vị đặc trưng. Đây luôn được coi là công đoạn quan trọng nhất để tạo nên mùi vị thơm ngon của cà phê chồn. Nếu không có kỹ thuật cũng như kinh nghiệm rang cà phê thì rất khó có thể cho ra được loại cà phê chồn đúng chất.

Với giá thành tương đối cao nhưng cà phê chồn luôn được kiếm tìm bởi những người tín đồ sành về cà phê bởi hương vị độc đáo và thơm ngon, ngọt ngào không thể quên được. Nếu có cơ hội, hãy thử ngay một ly cà phê chồn, chắc chắn bạn sẽ thấy khác biệt liền so với các loại cà phê bình thường vẫn hay uống, biết được thế nào là thơm ngon - thượng hạng - siêu phẩm! 

 

← Cách làm cà phê trứng béo thơm ngon không bị tanh Cà phê pha thủ công: Nghệ thuật trong giới cà phê →