Giải đáp Tại sao cà phê có vị chua?
- Người viết: Tine Cafe lúc
- Tin tức
Nhiều người vẫn thường nghĩ cà phê sẽ có vị đắng, vị ngọt. Nhưng ít ai biết rằng một số loại cà phê còn có cả vị chua. Vậy vì sao cà phê lại có vị chua? Trong bài viết dưới đây Tine Cafe sẽ chỉ ra những lý do khiến cà phê có vị chua. Mời các bạn cùng theo dõi.
Cà phê có vị chua là do nguyên chất hay bị hỏng?
Uống cà phê đem lại nhiều lợi ích và đã trở thành thói quen hàng ngày của đại đa số người Việt. Tuy nhiên nhiều người khi uống cà phê vẫn khá e ngại việc cà phê có vị chua vì nghĩ rằng hạt cà phê bị hỏng, kém chất lượng hoặc có vấn đề trong chu trình bảo quản và pha chế. Nhưng kết luận này hoàn toàn chưa chính xác. Thực chất trong quá trình sơ chế và rang xay cà phê Arabica và Robusta nguyên chất đều cho ra hương vị chua nhẹ. Vì vậy, cà phê có vị chua vốn là hương vị đặc trưng nguyên chất, không phải do cà phê bị hỏng.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của cà phê. Có nhiều nguyên nhân khiến cà phê có vị chua. Dưới đây chúng tôi chỉ ra 3 nguyên nhân chính, giải thích nguồn gốc vị chua của cà phê. Cùng tìm hiểu nhé!
Các nguyên nhân cà phê có vị chua
Vị chua từ vào từng loại cà phê
Như đã đề cập ở trước, một số loại cà phê sẽ có vị chua. Các chuyên gia trong giới cà phê cũng cho biết hạt cà phê Arabica nguyên chất có vị chua thanh khá đặc trưng. Không đắng đậm như Robusta, nó mang một hương vị nhẹ nhàng như một thanh socola đen, khi có nuốt vào sẽ có vị đắng và chua nhẹ nhưng hậu vị lại ngọt ngào tinh tế.
Cà phê không phải là loại cây thuần chủng, mà có rất nhiều chủng loại khác nhau. Chỉ riêng Arabica đã có đến 4 chủng loại gồm Bourbon, Typica, Catuai và Catimor. Mỗi loại cà phê đều có độ pH nhất định và pH ảnh hưởng đến hương vị riêng của từng loại. Hạt cà phê Arabica nguyên chất có PH cao nên khiến nó có vị chua hơn so với các loại cà phê khác.
Xem thêm: Điểm khác biệt giữa cà phê Arabica và cà phê Robusta
Vị chua tạo từ quy trình sơ chế
Chúng ta đã biết trong mỗi loại cà phê đều có độ chua (pH), và độ chua này sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại cà phê đó. Ở Việt Nam, thông thường hạt cà phê Arabica sẽ được sơ chế ướt để đảm bảo giữ được hương vị và chất lượng của giống cà phê này. Điểm đặc trưng của phương pháp sơ chế ướt là sẽ cho ra cà phê có vị chua hơn so với phương pháp chế biến khô.
Nguyên nhân là vì trong quy trình sơ chế ướt, trái cà phê được đem đi xay, rồi lọc lớp vỏ nhớt bên ngoài trong nước, sau đó đem cà phê đi ủ trong khoảng từ 12-36h. Hàm lượng axit còn lại trên hạt cà phê sau khi rửa sẽ mang lại vị chua. Đây được gọi là quá trình lên men giúp cà phê có hương vị đặc trưng mà chúng ta vẫn thường thưởng thức. Tuy nhiên, phương pháp sơ chế này chỉ lý tưởng nhất đối với hạt cà phê Arabica nên nó sẽ có vị chua thanh nhẹ nhàng, chứ không quá nhiều. Do đó loại cà phê này cực kỳ thích hợp cho phái nữ.
Còn đối với hạt cà phê Robusta khi sơ chế bằng phương pháp chế biến ướt cũng sẽ tạo nên vị chua nhưng rất gắt, bởi vì hạt Robusta có hàm lượng axit cao hơn so với hạt Arabica. Vì vậy, người ta sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp chế biến khô để làm giảm độ chua của cà phê Robusta. Lúc này hương vị của hạt Robusta cũng có vị chua nhưng nhẹ hơn nhiều, kết hợp cùng vị đắng đậm nên đây được xem là cà phê dành cho phái mạnh.
Vị chua từ quy trình rang
Ngoài việc chế biến có thể ảnh hưởng đến độ chua của cà phê thì quá trình rang cũng sẽ có sự tác động tương tự. Khi rang cà phê sẽ làm thay đổi thành phần axit có trong hạt, tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ (organic acids).
Khi uống cà phê Arabica rang nhạt, bạn sẽ cảm nhận vị chua khá nhiều. Nhưng nếu hạt cà phê này được rang vừa đậm hoặc đậm hơn bạn sẽ thấy độ chua của hạt cà phê Arabica giảm dần.
Tương tự với hạt Robusta cũng vậy, khi rang nhạt sẽ cho vị chua nhiều hơn so với khi rang đậm. Nhiều người Việt thường không thích cà phê có vị chua, vậy nên nếu xét theo sở thích của khách hàng, hạt cà phê Robusta rang ở mức vừa đậm hoặc đậm hơn sẽ phù hợp với khẩu vị của người Việt hơn. Cà phê sẽ có vị đắng nhiều và không có vị chua.
Như vậy, có thể kết luận được cà phê nguyên chất, cà phê ngon được rang mộc thường sẽ có vị chua thanh. Bên cạnh vị chua là vị đắng dịu nhẹ, hương thơm nồng nàn đặc trưng, khác hẳn với vị đắng gắt và mùi hắc của các loại cà phê pha trộn với đậu nành hay bắp rang.
Trên đây là những chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Tin rằng các bạn sẽ không còn bỡ ngỡ vì cà phê có vị chua nữa. Bởi vì đây là hương vị tự nhiên, nét đặc trưng của cà phê. Ngoài ra vị chua của cà phê cũng có thể đến từ quá trình sơ chế và rang cà phê. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể tự mình điều chỉnh để tìm được hương vị yêu thích.
>> Để tìm ra hương vị cà phê chuẩn cho riêng mình, các bạn có thể tham khảo: Vòng tròn hương vị cà phê - Coffee Taster’s Flavor Wheel